duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn

Nội dung   ››   Góc báo chí

Từ Viễn Đông tới Offenbach

Mười một điều dưỡng viên đã bắt đầu công việc của mình tại bệnh viện Sana Klinikum.
Từ tháng ba, bệnh viện Sana Klinikum Offenbach đã nhận được sự hỗ trợ tích cực phía đối tác Đông Á. Mười một điều dưỡng viên trẻ, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành điều dưỡng 4,5 năm tại Hà Nội, đã làm việc tại các khoa điều dưỡng tại Bệnh viện trong phạm vi được công nhận. Nhóm chín điều dưỡng đầu tiên sẽ sang làm việc vào tháng tư. Theo các thông tin từ phía Việt Nam, đây là lần đầu tiên một nhóm điều dưỡng có hợp đồng lao động dài hạn tại bệnh viện của Đức.

„Thực sự khó khăn đối với các cô gái trẻ để tìm được một công việc ở đất nước của họ, nên chúng tôi rất vui khi họ làm việc cùng chúng tôi tại Sana Klinikum trong tương lai. Nhu cầu về đội ngũ điều dưỡng tại bệnh viện của chúng tôi cũng như ở các bệnh viện khác ở Đức là rất lớn”, Bà Sabine Braun -trưởng khoa điều dưỡng chia sẻ. „Công việc đã được chuẩn bị từ 3 tháng nay. Ngay khi tốt nghiệp các bạn trẻ đã bắt đầu khóa học tiếng Đức cấp tốc và giờ đây, sau tám tháng , các bạn đã có một có kiến thức tốt để giao tiếp thông thường và hiểu các nội dung chuyên ngành.”

Các bạn người Việt Nam (1 bạn nam) tốt nghiệp đại học chương trình tiếng Anh tại thành phố Hà Nội– “Thành phố trong sông”, vì vậy họ dễ dàng học thêm một ngôn ngữ châu Âu. Hỗ trợ họ trong việc học tiếng là công ty CAPITALENT MEDICAL- một đơn vị đã có nhiều năm hợp tác với Offenebach Klinikum. Ngay khi ở trong nước, trong khuôn khổ chương trình hòa nhập, phía Capitalent đã giới thiệu cho các bạn điều dưỡng Việt Nam về cuộc sống hàng ngày tại Đức, từ sự minh bạch trong hệ thống cơ quan hành chính cho đến lối sống hàng ngày, như ông Dr. Tilman Frank-giám đốc điều hành giải thích.

“Các ứng viên mới đã trải qua chương trình đào tạo chất lượng cao với 3.000 giờ thực hành và sẽ tốt nghiệp khóa học thích nghi tại bệnh viện của chúng tôi, để nhận được chứng nhận hành nghề điều dưỡng tại Đức. Đồng thời họ sẽ tiếp tục học khóa học tiếng Đức cấp tốc để có thể vượt qua kỳ thi ngôn ngữ trình độ B2 hoặc B1 chuyên ngành điều dưỡng theo yêu cầu của Hội đồng chinh phủ khi kết thúc khóa học thích nghi”, theo bà Sabine Braun.

Các cô gái tuổi từ 23-26 đang ở tại 3 khu nhà và từng bước được làm quen với bệnh viện và sau 10 ngày đã làm quen với công việc đầu tiên tại các khoa. “Ngoài ra còn có giờ học về bảo mật, vệ sinh và quyền cá nhân. Mỗi nữ điều dưỡng đều có một người cố vấn, giúp đỡ trong việc làm quen với những khác biệt so với các bệnh viện ở Việt Nam. Ví dụ, như bệnh nhân ở Việt Nam thường không được sắp xếp phòng điều trị theo giới tính hoặc hai người bệnh phải chia nhau một chiếc giường”, bà Sabine Braun nói.