duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn duhocduc-iec.edu.vn

Nội dung   ››   Đất nước con người Đức   ››   Văn hoá & truyền thống

Đối thoại văn hóa

Thông qua trao đổi và các chương trình bảo tồn văn hóa, chính sách văn hóa và giáo dục, đào tạo đối ngoại đặt cơ sở tốt đẹp cho mối quan hệ với các nước khác.

Bên cạnh ngoại giao kinh điển và chính sách kinh tế đối ngoại thì chính sách văn hóa và giáo dục, đào tạo đối ngoại là trụ cột thứ ba của chính sách đối ngoại của Đức. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chính sách đối ngoại là trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học để tạo lập một cơ sở tốt đẹp cho quan hệ với các nước khác và tạo điều kiện đối thoại giữa người dân các nước. Qua đó chính sách văn hóa đối ngoại mở ra những con đường hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau – một cơ sở quan trọng cho một đường lối chính trị vì sự hòa giải. Những nhiệm vụ khác của chính sách văn hóa và giáo dục, đào tạo đối ngoại là khuyến khích học tiếng Đức trên thế giới, giới thiệu nước Đức là một đất nước với một môi trường văn hóa đa dạng và thành công và quảng bá ra nước ngoài một hình ảnh đương đại của nước Đức. Một số những hoạt động cụ thể là hỗ trợ các chương trình văn hóa như tổ chức triển lãm, các chuyến lưu diễn của các nhà hát Đức, hỗ trợ văn học, điện ảnh, cả các dự án trong quá trình đối thoại với thế giới Hồi giáo hoặc dự án „văn hóa rộng khắp“ tạo điều kiện để thanh niên Đức có thể làm tình nguyện viên ở nước ngoài. 

 

Một khái niệm văn hóa toàn diện là cơ sở cho các chương trình và dự án  

Bộ Ngoại giao Đức chỉ tự thực hiện một phần nhỏ chính sách văn hóa đối ngoại của mình. Các nhiệm vụ được ủy thác chủ yếu cho các tổ chức tư nhân với những trọng tâm khác nhau như Viện Goethe, Viện Quan hệ đối ngoại (ifa), Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD), Ủy ban UNESCO của Đức hoặc Quỹ Alexander von Humboldt (về chính sách giáo dục, đào tạo đối ngoại xem chương „Giáo dục, đào tạo, khoa học, nghiên cứu“). Công việc của những chuyên gia trao đổi văn hóa được xác định trong các thỏa thuận về mục đích đạt được. Tuy nhiên họ tương đối tự do khi xây dựng dự án và chương trình. Viện Goethe có 159 phân viện đại diện tại 98 nước. Viện Goethe khuyến khích kiến thức ngôn ngữ Đức ở nước ngoài và duy trì quan hệ hợp tác văn hóa quốc tế. Viện ifa quan tâm chủ yếu đến đối thoại văn hóa bằng cách tổ chức các triển lãm và hội nghị. Các xu hướng hiện nay trong đối thoại văn hóa là tổ chức các chương trình văn hóa và giới thiệu văn hóa bằng kỹ thuật số và những khả năng mới để tham gia tương tác. Từ thập niên 70 trong tất cả các dự án, chính sách văn hóa đối ngoại đặt trọng tâm vào một khái niệm văn hóa toàn diện, đại chúng. Đó là „Văn hóa“ không chỉ hạn chế trong „Nghệ thuật“. 

Tuy nhiên mục tiêu không chỉ là văn hóa Đức. Chương trình bảo tồn văn hóa hỗ trợ bảo tồn các di sản văn hóa có giá trị lịch sử ở nước ngoài. Từ năm 1981 đến năm 2015 Bộ Ngoại giao Đức đã tài trợ hơn 2.700 dự án tại 144 nước, trong đó có dự án bảo tồn chữ cổ viết tay tại Timbuktu ở Mali, xây dựng hồ sơ số hóa các di sản văn hóa cho Xyri, số hóa âm nhạc truyền thống của Camerun  hoặc bảo tồn Ngôi đền lớn ở Karakorum, Mông Cổ.

(Theo tatsachen-ueber-deutschland)

    Ngành kinh tế sáng tạo đổi mới

    Ngành kinh tế sáng tạo của Đức là một lĩnh vực tăng trưởng với nhiều tiềm năng. Ngành này phát triển đặc biệt mạnh mẽ tại các thành phố lớn.

    Chi tiết

    Đất nước văn hoá sống động

    Danh tiếng nước Đức là một đất nước văn hóa lớn của châu Âu ra đời từ những tên tuổi nổi tiếng, từ một môi trường nghệ thuật sống động và đương đại và từ một tính da dạng cởi mở ra thế giới.

    Chi tiết